Cách giặt mũ bảo hiểm ¾ sao cho không hư mũ

Cho dù sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm đắt tiền, bạn khó có thể giữ nó bền lâu nếu như không biết cách bảo quản. Tham khảo cách giặt mũ bảo hiểm 3/4 để biết hoá ra giặt mũ cũng không khó như bạn tưởng nhé!  

Khi các bạn quyết định chọn mũ nguyên đầu hoặc mũ bảo hiểm 3/4 để làm “bạn đồng hành” trên các chặng đường dài thì cách vệ sinh mũ bao giờ cũng là vấn đề cần quan tâm. Hôm nay, xưởng Sản Xuất Mũ Bảo Hiểm Blue Sea sẽ hướng dẫn các bạn cách giặt mũ bảo hiểm 3/4 để có thể tự giặt chiếc mũ bảo hiểm của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất ngay tại nhà.

[related_posts_by_tax title=""]
  1. Vì sao nên giặt mũ bảo hiểm?

Đối với các dòng mũ nguyên đầu có thể tháo rời lớp lót mũ thì việc vệ sinh mũ thường không khó khăn mấy. Cấu trúc này giúp mũ có thể được rửa sạch mà không cần nhúng toàn bộ chiếc mũ xuống nước.

Tuy thế, đa số trên thị trường hiện nay đều là dòng mũ nguyên đầu hoặc mũ 3/4, có lớp lót mũ dính sát với mũ sẽ khiến chúng ta ngại khi vệ sinh vì sợ mùi hôi, mất nhiều công sức và ẩm mũ.

Mũ bảo hiểm là vật dụng rất cần thiết, hiện nay vẫn được chúng ta sử dụng mỗi ngày. Do đó, người dùng cần vệ sinh mũ thường xuyên để tránh để lâu tạo ra mùi khó chịu, thậm chí còn gây ngứa da đầu mỗi khi sử dụng. Vì thế, nắm được cách giặt mũ cũng như cách khử mùi mũ bảo hiểm nguyên đầu hoặc mũ 3/4 sẽ không quá khó, các bạn có thể tuần tự làm theo các bước sau đây.

vì sao nên vệ sinh nón bảo hiểm

Nên chọn các đơn vị vệ sinh nón bảo hiểm chuyên nghiệp để giúp bạn giặt sạch chúng một cách đơn giản. 

  1. Cách khử mùi mũ bảo hiểm

Bạn cần chuẩn bị vòi xịt nước, xà phòng gội đầu, bàn chải đánh răng lông mềm. Theo kinh nghiệm, bạn nên xài xà phòng gội đầu thường dùng vì nó hợp mùi với bạn, ít gây gàu và kích ứng da đầu. Cũng có thể dùng chất tẩy nhưng lưu ý loại này thường gây mùi, nhất là trong những khi nóng ẩm thì có thể làm đầu bạn ngứa ngáy.

  • Đầu tiên, bạn tháo các phụ kiện trên mũ như kính, nếu có camera hành trình hãy tháo ra để lau rồi sắp sang một bên.
  • Hòa tan xà phòng vào nước, chú ý để dung dịch đậm đặc để khử trùng tốt cho mũ.
  • Tiếp theo dùng vòi nước xịt vào bề mặt trong và ngoài của mũ để có thể làm sạch bụi bẩn, đừng làm mạnh tay tránh gây trầy xước mũ.
  • Nếu bạn kỹ hơn, khi áp dụng cách giặt mũ bảo hiểm 3/4, có thể nhúng đều mũ xuống nước xà phòng hòa tan. Dùng tay giặt kỹ, tác động vào phần lót mũ để cho xà phòng phát huy tác dụng. Dùng bàn chải mềm đánh nhẹ vào các chi tiết nhỏ và lên bề mặt mũ để làm sạch triệt để.
  • Cuối cùng, đừng quên dùng nước để rửa lại mũ lần cuối bên trong và ngoài. Phơi mũ ở nơi nắng ráo, tránh ẩm thấp gây nên tình trạng lưu mùi của mũ.

Cách khử mùi mũ bảo hiểm

Bạn có thể áp dụng cách trên hoặc tham khảo nhiều cách khác để khử mùi cho chiếc mũ yêu quý của mình.

  1. Mũ bảo hiểm có tuổi thọ tối đa là bao lâu?

Vấn đề vệ sinh mũ bảo hiểm sẽ luôn đi liền với “tuổi thọ” của mũ, vì thế bên cạnh việc nắm được cách giặt mũ bảo hiểm ¾ hay nguyên đầu, bạn đừng quên rằng việc sử dụng mũ cũng ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng và tuổi thọ của mũ:

  • Khi vừa đi mưa về, hãy dùng khăn để lau khô kính che mắt và mũ bảo hiểm, sấy khô dây quai cùng lớp lót để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
  • Đừng nên đội mũ bảo hiểm khi tóc còn ướt vì da đầu vừa làm mũ ẩm, vừa dễ sinh gàu và nhiễm nấm.
  • Nhiều người đi phượt thường để khăn mặt, khăn tay trên lớp lót mũ. Thực chất, cách này làm cho bụi bẩn và mồ hôi bám lâu hơn, nhanh hỏng lớp bên trong và đầu của bạn sẽ không thoáng khí.
  • Ngoài lớp lót thì cũng cần lưu ý bảo quản thêm phần kính che mắt của mũ bảo hiểm, hãy dùng vải mềm lau chùi mỗi tuần 1 lần để có thể nhìn rõ hơn. Nếu bị trầy xước quá nhiều, hãy ra tiệm để  thay mới.
  • Nắm được cách giặt mũ bảo hiểm 3/4 cũng như mũ nguyên đầu và chú ý vệ sinh mũ mỗi tháng một lần.
  • Đừng kéo căng quai mũ, cũng đừng thường xuyên treo mũ trên xe mà hãy đặt gọn gàng vì việc này sẽ dễ làm giãn và đứt quai mũ.
  • Tránh làm mũ rớt nhiều lần vì lớp xốp bên trong có thể bị ảnh hưởng.

tuổi thọ nón bảo hiểm bao lâu

Tuổi thọ nón bảo hiểm là bao lâu tùy thuộc vào cách mà bạn sử dụng và giữ gìn chúng.

Với những mẹo trên, mong rằng bạn đã nắm được cách vệ sinh mũ vừa ý. Nếu mũ của bạn đã quá cũ, hãy tìm đến Blue Sea để có thể “tậu” cho mình một chiếc mũ thật đẹp, thật xinh cực chất với giá cả phải chăng.